Nguyên tắc hoạt động mua nợ, tài sản để kinh doanh của DATC?
Theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 129/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/12/2020) quy định về nguyên tắc mua nợ và tài sản như sau:
Đối với hoạt động mua nợ, tài sản để kinh doanh:
- Phương án mua nợ, tài sản phải có hiệu quả, có phương án thu hồi vốn khả thi, bảo toàn và phát triển vốn. Giá mua nợ, tài sản do DATC xác định trên nguyên tắc đảm bảo khả năng sinh lời của phương án mua nợ, tài sản;
- Nợ và tài sản được mua phải có hồ sơ chứng minh quyền chủ nợ, quyền chủ sở hữu tài sản;
- Việc mua nợ, tài sản chỉ thực hiện khi có phương án được phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền quy định và có thể thực hiện cho từng khoản nợ, tài sản hay theo nhóm gồm nhiều khoản nợ, tài sản khác nhau của cùng một chủ nợ, chủ tài sản hoặc của nhiều chủ nợ, chủ tài sản;
- DATC không được sử dụng vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này để mua lại nợ của chính các tổ chức, cá nhân đó.
Trên đây là nội dung về nguyên tắc hoạt động mua nợ và tài sản để kinh doanh của DATC mới nhất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?