Không hành nghề trong 2 năm Thừa phát lại đương nhiên bị miễn nhiệm?
Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định các trường hợp Thừa phát lại bị miễn nhiệm, cụ thể như sau:
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;
- Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;
- Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;
- Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
- Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;
- Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
- Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo quy định trên thì Thừa phát lại không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên thì sẽ bị miễn nhiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?