Thời hạn thi hành quyết định thi hành án
Tại khoản 1 điều 45 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định: “Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án”.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn hỏi: sau khi thi hành án cấp thành phố ra quyết định thi hành án, thì Chấp hành viên định cho người phải thi hành án một thời hạn nhất định nhưng không vượt quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án. Sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại khoản 1 điều 45 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, nếu có căn cứ xác minh người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành thì Cơ quan thi hành án phải ra quyết định cưỡng chế thi hành án đối với người phải thi hành án. Trong trường hợp hết thời hạn tự nguyện thi hành án nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành nhưng không tự nguyện thi hành mà cơ quan thi hành án thành phố không ra quyết định cưỡng chế thi hành án khi không có lý do chính đáng là vi phạm trình tự, thủ tục thi hành án.
Trường hợp có căn cứ cho rằng thi hành án của thành phố cố tình kéo dài việc thi hành án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, thì họ có quyền làm đơn đề nghị cơ quan nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 xem xét, giải quyết khiếu nại.
Để thực hiện quyền khiếu nại của mình theo quy định của pháp luật, người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để viết đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp với Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên địa chỉ của người khiếu nại; tên địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung khiếu nại (quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại); lý do khiếu nại (có thể nêu rõ những căn cứ pháp lý chứng minh quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên là trái pháp luật); yêu cầu của người khiếu nại và chữ ký của người khiếu nại hoặc người địa diện hợp pháp.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp tại cơ quan thi hành án, thì cán bộ Cơ quan thi hành án phải có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc lập biên bản về việc khiếu nại với những nội dung như đơn khiếu nại nêu trên, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
Nếu việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện, thì người đại diện cho đương sự thực hiện quyền khiếu nại phải xuất trình giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện (ví dụ: giấy uỷ quyền...)
Các văn bản liên quan:
Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?