Ai có quyền pha chế xăng dầu?
Theo Khoản 3 Điều 28 Nghị định 99/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 11/10/2020) có quy định như sau: “Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối.”
Như quy định này thì chỉ có thương nhân đầu mối mới được phép pha chế xăng dầu. Trường hợp không phải thương nhân đầu mối mà tự ý pha chế xăng dầu sẽ bị phạt tiền như sau:
Điều 5 Nghị định này có quy định: Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức. Điều 28 này thuộc Chương III cho nên mức phạt trên được áp dụng cho tổ chức.
Nếu tổ chức vi phạm Khoản 3 Điều 28 này sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đến 100.000.000 đồng. Nếu cá nhân vi phạm thì bị phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức, tức sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, cá nhân hay tổ chức vi phạm đều bị tịch thu tang vật và phương tiện được sử dụng để vi phạm theo Điểm a, b Khoản 4 Điều này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ không?
- Lịch thi HSA 2025 Hà Nội đợt thi 501, 502, 503, 504 chi tiết?
- Ngày 17 tháng 1 năm 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương?