Nghiên cứu khoa học có được sao chép tác phẩm đã công bố không?
Theo Khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao như sau:
Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
Tại Điểm i Khoản 1 Điều 22 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về sao chép tác phẩm:
Tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.
Như vậy, nếu bạn nghiên cứu khoa học mà không nhằm mục đích thương mại thì được sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo quy định hiện hành.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện khi nào?
- Viên chức được bổ nhiệm vào chuyên ngành công tác xã hội trước 28/01/2023 có được xem là đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
- Nhà đầu tư phải thông báo về thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài cho cơ quan trong thời hạn bao lâu kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận?
- Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như thế nào?
- Mẫu Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?