Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 102/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30/10/2020) có quy định việc xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu như sau:
- Đối tượng xác nhận:
+ Lô hàng gỗ xuất khẩu của chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I.
+ Lô hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU thì không cần xác nhận.
- Cơ quan xác nhận: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
- Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu, bao gồm:
+ Bản chính đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 05 hoặc Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định này hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
- Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp hoặc hòm thư điện tử.
- Trình tự thực hiện:
+ Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều này và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Kiểm tra lô hàng gỗ xuất khẩu:
+ Thời điểm kiểm tra: Trước khi xếp lô hàng gỗ vào phương tiện vận chuyển để xuất khẩu;
+ Địa điểm kiểm tra: Tại kho, bãi nơi cất giữ lô hàng gỗ theo đề nghị của chủ gỗ;
+ Nội dung kiểm tra: Đối chiếu hồ sơ do chủ gỗ lập với khối lượng, trọng lượng, số lượng, quy cách, loại gỗ, nguồn gốc gỗ được kiểm tra; xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ; lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và xác nhận bảng kê gỗ;
+ Mức độ kiểm tra thực tế: Kiểm tra thực tế 20% lô hàng gỗ; trường hợp có thông tin vi phạm thì công chức Kiểm lâm báo cáo, đề xuất thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm sở tại quyết định tăng tỷ lệ kiểm tra và gia hạn thời gian kiểm tra, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày. Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?