Khai thác nước khoáng làm hư mốc quốc giới bị xử phạt thế nào?
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/10/2020) có quy định như sau:
“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới;
…”
Theo đó việc khai thác tài nguyên, khoáng sản (khai thác nước khoáng) theo giấy phép làm hư hại mốc quốc giới thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng. Đây là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền này sẽ gấp hai lần so với cá nhân (Khoản 2 Điều 4 Nghị định này).
Như vậy tổ chức thực hiện khai thác nước khoáng làm hư mốc quốc giới thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng.
Bên cạnh đó còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác tài nguyên, khoáng sản từ 06 tháng đến 12 tháng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc chịu trách nhiệm chi phí để thực hiện khôi phục tình trạng ban đầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?