Làm việc ở xưởng may áo quần có thuộc nhóm nghề nặng nhọc, độc hại?
Theo Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 thì nghề, công việc “may công nghiệp” được xếp điều kiện lao động loại IV theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động vận hành máy may công nghiệp.
Bên cạnh đó, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực dệt may được quy định cụ thể tại Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995, Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996, Quyết định 1152/2003/QĐ-LĐTBXH và Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH.
Căn cứ quy định trên, "công nhân may mặc" chưa được quy định trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Do đó, mẹ bạn khi nghỉ hưu không được tính làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?