Có phải điều chỉnh CCHN dược khi thay đổi nơi thường trú
Khoản 3 Điều 12 Luật Dược 2016 có quy định như sau:
Điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược áp dụng đối với trường hợp người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược nhưng có thay đổi phạm vi hành nghề, hình thức cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc thông tin của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
Theo quy định này thì khi có thay đổi thông tin của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược thì phải tiến hành điều chỉnh nội dung của chứng chỉ hành nghề dược.
Như vậy trường hợp bạn thay đổi hộ khẩu thường trú thì phải tiến hành điều chỉnh nội dung của chứng chỉ hành nghề dược.
Cụ thể về trình tự thủ tục điều chỉnh nội dung của chứng chỉ hành nghề dược như sau:
* Hồ sơ
Theo Điều 26 Luật Dược 2016 và Điều 5 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, các giấy tờ cần chuẩn bị gồm có:
- Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP;
- 02 ảnh chân dung cỡ 4 cm x 6 cm của người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng;
- Bản sao có chứng thực CMND, Sổ hộ khẩu;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề dược đã cấp.
* Nơi nộp hồ sơ
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 54/2017/NĐ-CP thì bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:
- Bộ Y tế đối với trường hợp điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi;
- Sở Y tế đối với trường hợp điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét hồ sơ.
* Thủ tục giải quyết
- Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
- Nếu không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì thời gian điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung gửi cho người đề nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
+ Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho người đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 4 Điều này;
+ Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
- Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, người đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:
+ Họ, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược;
+ Số Chứng chỉ hành nghề dược;
+ Phạm vi hoạt động chuyên môn.
Lưu ý khi nhận Chứng chỉ hành nghề dược được điều chỉnh nội dung thì bạn nộp lại Chứng chỉ hành nghề dược đã được cấp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?