Cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học công nghệ công lập
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 54/2016/NĐ-CP có quy định:
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập do các cơ quan có thẩm quyền thành lập quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 12 Luật khoa học và công nghệ.
Cụ thể:
- Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập tổ chức khoa học và công nghệ của địa phương theo thẩm quyền;
Như vậy trường hợp đơn vị của bạn không được áp dụng theo quy định tại Nghị định 54/2016/NĐ-CP. Quy định cơ chế tự chủ của Trung tâm nghiên cứu khoa học sẽ do Trường Đại học Y tế cộng đồng quyết định thành lập thì cũng do Trường này ban hành Quy chế tự chủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 7 hay nhất?
- Hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia bao gồm những thành phần nào theo quy định pháp luật?
- Lời chúc ngày vía Thần Tài 2025 cho khách hàng, đối tác ngắn gọn?
- Thị xã Bắc Giang được công nhận là Thành phố Bắc Giang vào ngày tháng năm nào?