Theo quy định của pháp luật, Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có phải là Đại biểu Hội đồng nhân cùng cấp không?
Theo Khoản 1 Điều 5 Luật mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cụ thể như sau: Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là các tổ chức và cá nhân quy định tại Điều 1 của Luật này và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 24 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội, bao gồm:
- Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;
- Một số Trưởng ban Công tác Mặt trận;
- Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (nếu có) và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa trước.
Như vậy, thành viên của Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã không quy định trường hợp nào là Đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng được bầu cử từ Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho nên cũng không nhất thiết phải là Đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 ý nghĩa, hay nhất?
- 10 tháng 2 âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 10 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Giờ đẹp mua vàng ngày vía Thần Tài 2025? Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng được cấp khi nào?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng năm 2025?