Quy định về lập quy chế quản lý kiến trúc
Theo Điều 8 Nghị định 85/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 07/09/2020) quy định về việc lập quy chế quản lý kiến trúc như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy chế quản lý kiến trúc.
- Các bước lập quy chế quản lý kiến trúc:
+ Điều tra hiện trạng, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, các loại hình thiên tai thường xảy ra trong khu vực, quy hoạch, thiết kế đô thị (nếu có) và các tài liệu, căn cứ pháp lý có liên quan làm cơ sở lập quy chế quản lý kiến trúc;
+ Soạn thảo quy chế quản lý kiến trúc;
+ Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chế quản lý kiến trúc. Thời gian lấy ý kiến tối thiểu 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
- Hồ sơ trình thẩm định quy chế quản lý kiến trúc gồm:
+ Tờ trình;
+ Dự thảo quy chế quản lý kiến trúc và phụ lục kèm theo (nếu có);
+ Thuyết minh về các nội dung đề xuất trong quy chế;
+ Báo cáo tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý và bản sao văn bản góp ý;
+ Các văn bản pháp lý và tài liệu liên quan;
+ Dự thảo quyết định phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?