Khi nào phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu?

Công ty mình là công ty thực phẩm ở Dĩ An, Bình Dương mới đi vào hoạt động được 1 thời gian. Ở khu vực đóng gói, xếp hàng hóa thì ở cùng 1 mặt bằng làm việc đó ước chừng có khoảng 350 công nhân cùng làm việc. Mình muốn hỏi về việc bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu có bắt buộc hay không? 

Khoản 1 Điều 8 Thông tư 19/2016/TT-BYT có quy định:

Trường hợp trên 300 người cùng lao động tập trung trên một mặt bằng phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu.

Do đó trường hợp công ty bạn có 350 công nhân cùng làm việc trên cùng một mặt bằng thì phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu.

Khu vực sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

- Phải đủ rộng để đặt cáng cứu thương và có chỗ cho người bị tai nạn lao động nằm và được thông khí, chiếu sáng và có biển hiệu (chữ thập);

- Bố trí gần nhà vệ sinh, dễ tiếp cận với khu vực lao động, sản xuất và dễ dàng trong công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyển người lao động khi bị tai nạn lao động;

- Danh mục trang thiết bị của khu vực sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
353 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào