Xử phạt bổ trợ tư pháp quy định mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền như thế nào?
Theo Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/09/2020) quy định mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền liên quan đến xử phạt hành chính với các hành vi bổ trợ tư pháp, cụ thể như sau:
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là 40.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
- Mẫu số 02 đơn tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia hội từ ngày 26/11/2024?
- Cách ghi phiếu đánh giá công chức 2024 chi tiết? Tải phiếu đánh giá công chức ở đâu?
- Hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở tại tỉnh Cà Mau 2024?
- 60 tuổi không có lương hưu được hưởng chính sách gì từ ngày 01/7/2025?