Xét chiến sĩ thi đua có phải chỉ dựa vào sáng kiến kinh nghiệm không?
Về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” được xét tặng ở ba cấp gồm cấp quốc gia, cấp bộ, ban ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và cấp cơ sở.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2017/NĐ-CP thì đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” ở cả ba cấp trên thì để đạt được danh hiệu ở cấp trên thì buộc phải là người đã có danh hiệu này ở cấp dưới và theo đó đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” ở mỗi cấp đều đặt ra tiêu chí về sáng kiến kinh nghiệm và tùy theo mỗi cấp mà yêu cầu về sáng kiến kinh nghiệm sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, việc xét danh hiệu chiến sĩ thi đua không chỉ dựa vào sáng kiến kinh nghiệm mà bên cạnh đó còn có đề tài nghiên cứu khoa học. Do đó nếu không có sáng kiến kinh nghiệm có thể dùng đề tài nghiên cứu để thay thế và tiêu chuẩn của đề tài nghiên cứu ở mỗi cáp cũng sẽ có yêu cầu khác nhau theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2017/NĐ-CP.
Ngoài ra đối với các cá nhân của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia thì theo quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT về một số thành tích được dùng để thay thé tiêu chuẩn sáng kiến cấp bộ, cấp cơ sở.
Do đó việc xét danh hiệu chiến sĩ thi đua không phải chỉ dựa vào sáng kiến kinh nghiệm mà có thể dựa vào tiêu chí về đề tài nghiên cứu khoa học hoặc được thay thế bằng các thành tích khác được pháp luật quy định.
Trên đây là nội dung Ban biên tập gửi đến bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?