Hòa giải viên có nghĩa vụ gì?
Theo Khoản 2 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) hòa giải viên có các nghĩa vụ sau đây:
- Tiến hành hòa giải, đối thoại theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này;
- Tuân thủ pháp luật, độc lập, vô tư, khách quan;
- Bảo đảm bí mật thông tin theo quy định của Luật này;
- Không ép buộc các bên hòa giải, đối thoại trái với ý chí của họ;
- Không được nhận tiền, lợi ích từ các bên;
- Từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 18 của Luật này;
- Tôn trọng sự thỏa thuận, thống nhất của các bên, nếu nội dung thỏa thuận, thống nhất đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
- Từ chối tham gia tố tụng với tư cách là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với vụ việc mà mình đã tiến hành hòa giải, đối thoại nhưng không thành và được chuyển cho Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?