Thương binh chết vì vết thương cũ tái phát có được công nhận là liệt sĩ không?

Bố mình là thương binh 65%, bố mình mới chết do vết cũ tái phát. Trường hợp này của bố mình có được công nhận liệt sĩ không? Mong được giải đáp.

Điểm i Khoản 1 Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện xác nhận liệt sĩ. Theo đó người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là liệt sĩ:

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.

+ Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên.

Khoản 8 Điều 4 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH lại quy định về trường hợp chết quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 17 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau:

- Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm hồ sơ thương binh;

- Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% phải có Bệnh án điều trị (bản sao) và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp huyện trở lên kèm hồ sơ thương binh.

Mà theo Khoản 12 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 có định nghĩa về thương binh loại B như sau:

Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

Theo những quy định trên có 2 trường hợp như sau:

- Trường hợp bố bạn là thương binh loại B: Bố bạn là quân nhân, công an nhân dân bị thương 65% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

=> Trường hợp này thì bố bạn mất không được xác định là liệt sĩ.

- Trường hợp bố bạn không phải là thương binh loại B mà có bệnh án điều trị (bản sao) và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp huyện trở lên kèm hồ sơ thương binh thì được xem xét xác nhận là liệt sĩ.

Trân trọng!

Người có công với cách mạng
Hỏi đáp mới nhất về Người có công với cách mạng
Hỏi đáp Pháp luật
Mức quà tặng ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/2024 cho người có công với cách mạng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có công với cách mạng có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, thân nhân người có công với cách mạng được hưởng chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Những đối tượng được công nhận là người có công với cách mạng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận thông tin nơi liệt sĩ hy sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh được hưởng chất độc màu da cam năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có công với cách mạng có được nhận quà tết Âm lịch 2024 của Chủ tịch nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục hưởng chế độ chất độc màu da cam thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 17 bệnh được hưởng chế độ chất độc màu da cam năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng của người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người có công với cách mạng
Thư Viện Pháp Luật
1,351 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người có công với cách mạng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào