Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có thuộc thẩm quyền xử phạt của bộ đội biên phòng?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP) quy định hành vi Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà không phải là tội phạm bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng mà không phải là tội phạm;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
Căn cứ Khoản 6 Điều 19 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Căn cứ Khoản 15 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP quy định:
- Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
- Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, e Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì bộ đội biên phòng có quyền quyết định xử phạt hành chính về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Tuy nhiên lưu ý tùy giá trị tang vật và đối chiếu quy định trên để xác định ai là người có thẩm quyền trong bộ đội biên phòng là người có quyền quyết định xử phạt hành chính về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Nêu phát hiện hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới không phải tội phạm mà không có thẩm quyền xử phạt thì có quyền lập biên bản và gửi đến người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?
- Hướng dẫn cập nhật thông tin tài khoản Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 cho học sinh? Đăng nhập quantritrangnguyen edu vn dành cho giáo viên?
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Từ chối khám sức khỏe định kỳ thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?