Quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc

Hồ sơ đề nghị phê duyệt nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc bao gồm những giấy tờ nào? Nhờ hỗ trợ theo quy định mới nhất.

Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 10/2020/TT-BYT (Có hiệu lực từ 10/08/2020), hồ sơ đề nghị phê duyệt nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc bao gồm:

- Đơn đề nghị phê duyệt nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc của cơ sở thử tương đương sinh học của thuốc gửi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Hồ sơ thông tin về thuốc thử tương đương sinh học gồm tài liệu nghiên cứu về thuốc: thành phần công thức, nguồn gốc nguyên liệu, lược đồ/quy trình sản xuất tóm tắt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, phiếu kiểm nghiệm thuốc (phiếu kiểm nghiệm của nhà sản xuất đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc của cơ sở kiểm nghiệm thuốc đáp ứng GLP), tài liệu/hồ sơ phát triển dược học của thuốc thử tương đương sinh học;

- Hồ sơ pháp lý của thuốc thử tương đương sinh học bao gồm:

+ Tờ hướng dẫn sử dụng đã được cấp phép lưu hành của thuốc đối chứng sử dụng trong nghiên cứu và thuốc thử tương đương sinh học (nếu có);

+ Hợp đồng hợp tác nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc giữa cơ sở có thuốc thử tương đương sinh học và cơ sở thử tương đương sinh học của thuốc; hợp đồng hợp tác giữa tổ chức, cá nhân có thuốc thử với tổ chức hỗ trợ nghiên cứu (nếu có).

- Đề cương nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc, bao gồm:

+ Thuyết minh đề cương nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc;

+ Phiêu thu thâp thông tin nghiên cưu hoặc Bệnh án nghiên cứu (Case Report Form - CRF);

- Lý lịch khoa học và bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng, thực hành báo cáo an toàn của nghiên cứu viên chính do Bộ Y tế hoặc do các cơ sở có chức năng đào tạo về GCP cấp;

- Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử tương đương sinh học của thuốc;

- Nhãn thuốc thử bao gồm các thông tin: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế, số lô, hạn dùng, tên và địa chỉ nhà sản xuất. Trường hợp thuốc đã được cấp Giấy phép đăng ký lưu hành, nhãn thuốc theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BYT ngày 18/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
235 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào