Đối với tài sản bị tịch thu sung công quỹ cơ quan tài chính có được quyền tiêu hủy?

Cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án chủ động có nội dung: quyết định tịch thu, sung công tài sản, sau đó cơ quan thi hành án dân sự chuyển giao tài sản đó cho cơ quan tài chính cùng cấp. Tuy nhiên, tài sản bàn giao quá cũ, hoặc hư hỏng 1 phần (ví dụ: tài sản là chiếc điện thoại di động Trung Quốc, định giá không ai mua hoặc không xác định được giá trị tài sản). Theo quy định cơ quan tài chính có quyền tiêu hủy tài sản này không? Cơ quan tài chính có thể đề nghị cơ quan thi hành?

Trường hợp bạn hỏi đối với tài sản bản án, quyết định tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện theo các trình tự thủ tục sau quy định tại  Điều 124 Luật Thi hành án dân sự 2008: Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ mà bản án, quyết định tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản và tiến hành giao vật chứng, tài sản tạm giữ đó cho cơ quan tài chính cùng cấp. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được lập biên bản, mô tả cụ thể thực trạng vật chứng, tài sản tạm giữ, có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận, nếu có.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP thì đối tượng tài sản này thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Căn cứ theo Khoản 1 Điêu 18 Nghị định 29/2018/NĐ-CP thì trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản được xác định như sau:

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý đối với tài sản bị tịch theo quy định của pháp luật trừ trường hợp tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật được xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định tại Điểm c khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý đối với từng loại tái sản trong đó đối với tài sản là háng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng nhưng không thể xử lý theo hình thức bán, tài sản không còn tính năng sử dụng thì tiến hành tiêu hủy.

Và theo quy định tại Khoản 3 của Điều 18 Nghị định trên thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tài sản hoặc có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Như vậy, tài sản bị tịch thu đã cũ và hư hỏng không thể bán đấu giá thì sẽ tiến hành tiêu hủy.

Việc tiêu hủy tài sản trong trường hợp này chỉ được thực hiện khi đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản đã lập phương án xử lý tài sản và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là nội dung Ban biên tập gửi đến bạn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
723 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào