Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ, con có kết thúc?

Nhờ luật sư tư vấn giúp em ạ! Em chồng em sinh sống và có hộ khẩu nước ngoài. Về Việt Nam sinh. Giờ nhờ vợ chồng em làm giấy khai sinh nhập hộ khẩu cho bé tại Việt Nam. Sau đó sẽ ra cơ quan làm thủ tục kí giấy cho con cho em chồng. Vậy sau này bé gái đó có được thừa hưởng tài sản từ 2 vợ chồng em không ạ? Và có cách nào để 2 vợ chồng em và bé gái đó không còn liên quan gì về sau không ạ? Em cảm ơn!

Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi tư vấn bạn theo hai trường hợp:

Đối với trường hợp bạn được nhờ đi làm giúp giấy khai sinh và em chồng bạn được ghi nhận là cha hoặc mẹ đẻ của đứa trẻ thì cho đứa bé vào nhập hộ khẩu nhà bạn sẽ có giá trị như sau:

Căn cứ theo Điều 24 Luật Cư trú 2006  thì sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Do sổ hộ khẩu chỉ có giá trị dùng để xác định nơi thường trú của đứa trẻ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ gì giữa bạn và đứa bé đó.

Về vấn đề thừa hưởng di sản sau này thì đứa bé là con của em chồng bạn nên được xác định là cháu ruột của chồng bạn do đó sẽ thuộc hàng thừa kế thứ hai theo Điểm b Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Và sẽ được hưởng di sản của chồng bạn với điều kiện không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất vì do đã chết không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp bạn và chồng bạn đứng tên cha mẹ đẻ của đứa trẻ trên giấy khai sinh:

Thì việc nhập hộ khẩu có giá trị như đã nêu trên.

Tuy nhiên với việc đứng tên cha mẹ để sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con tại Mục 1 Chương V Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các quyền và nghĩa vụ này sẽ không chấm dứt kể cả khi em chồng bạn nhận đứa trẻ làm con nuôi thì bạn vẫn có các nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.

Khi này không có cách nào để chấm dứt sự liên quan về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng bạn với đứa trẻ và quyền hưởng di sản của đứa bé sau này sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 để hưởng di sản của vợ chồng bạn.

Tuy nhiên với trường hợp này để đứa trẻ không được hưởng di sản bạn có thể lập di chúc và việc không chia di sản cho đưa trẻ chỉ thực hiện được khi tại thời điểm chia đứa trẻ đã thành niên và có khả năng lao động.

Trên đây là nội dung Ban biên tập gửi đến bạn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
210 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào