Bộ Công an có trách nhiệm gì về việc quản lý và phát triển công nghiệp an ninh?
Trách nhiệm của Bộ Công an đối với việc quản lý Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghiệp an ninh quy định tại Điều 19 Nghị định 63/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/8/2020) như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp an ninh. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp an ninh.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển công nghiệp an ninh. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư phát triển công nghiệp an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan ban hành danh mục cụ thể sản phẩm công nghiệp an ninh theo phụ lục kèm theo Nghị định này.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan rà soát, lập mới hoặc điều chỉnh danh mục sản phẩm công nghiệp an ninh, trình Chính phủ phê duyệt và danh mục các cơ sở công nghiệp an ninh, danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu phục vụ công nghiệp an ninh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Ban hành hoặc phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù ưu đãi, hỗ trợ cụ thể dành cho xây dựng và phát triển cơ sở công nghiệp an ninh.
6. Rà soát danh mục và đánh giá năng lực sản xuất của cơ sở công nghiệp an ninh, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng xây dựng phương án đặt hàng, phương án hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết nhằm tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng do Việt Nam sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
8. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp an ninh.
9. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ xây dựng và phát triển cơ sở công nghiệp an ninh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
10. Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh.
11. Tổ chức, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia hoạt động công nghiệp an ninh và quản lý hợp tác quốc tế về công nghiệp an ninh.
12. Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công nghiệp an ninh.
Trên đây là nội dung về trách nhiệm của Bộ Công an đối với việc quản lý Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghiệp an ninh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?