Việc giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực chứng khoán được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 133 Luật Chứng khoán 2019 (Có hiệu lực ngày 01/01/2021) quy định về việc giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực chứng khoán như sau:
- Trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị xâm phạm hoặc có tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam thì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Chủ thể xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, thực hiện các trách nhiệm dân sự khác theo thỏa thuận, theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thẩm quyền, thủ tục để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Valentine cho người yêu ngắn gọn, ý nghĩa? Ngày lễ tình nhân có phải là ngày lễ lớn?
- Bài phát biểu tiễn tân binh lên đường nhập ngũ 2025 ngắn gọn, ý nghĩa nhất?
- Lịch nghỉ lễ giỗ tổ hùng vương năm 2025 mới nhất, chi tiết?
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày 11 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động nghỉ hằng năm trong ngày 11 tháng 2 âm lịch được ứng lương bao nhiêu?