Phải báo tăng hay báo giảm lao động khi hết thời gian nghỉ ốm đau mà người lao động không đi làm lại?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. Và căn cứ quy định hiện hành thì một số trường hợp phải báo giảm lao động gồm:
- Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động;
- Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày trong tháng;
- Người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
- Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động;
... Các trường hợp phải báo tăng lao động gồm:
- Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động (từ 1 tháng trở lên) với người lao động;
- Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ không lương 14 ngày trở lên trong tháng;
- Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày trong tháng;
- Người lao động hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động đi làm lại;
...
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động sau khi hết thời gian nghỉ ốm đau không tiếp tục đi làm lại thì có nghĩa là người lao động đó đã nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, vậy nên trường hợp này doanh nghiệp báo giảm lao động bạn nhé.
Ban biên tập phản hồi thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?