Mức phạt đối với hành vi hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn
Căn cứ Khoản 3, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 11 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất như sau:
Hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đối với công trình có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 110 mm và có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với công trình có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 250 mm và có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với quy mô khác với hai trường hợp trên.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Tại Khoản 1 Điều 5 quy định trên thì mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
=> Như vậy, tùy vào quy mô công trình mà tổ chức có hành vi hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng.
Trên đây là nội dung hỗ trợ!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?