Quy định về tài khoản của các đơn vị, tổ chức mở tại kho bạc nhà nước
Tài khoản của các đơn vị, tổ chức mở tại kho bạc nhà nước được quy định tại Điều 4 Thông tư 18/2020/TT-BTC, cụ thể như sau:
1. Tài khoản của các đơn vị, tổ chức mở tại KBNN là tổ hợp tài khoản kế toán bao gồm mã tài khoản kế toán được kết hợp với các đoạn mã khác được quy định trong Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước ban hành theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính; trong đó, mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (ĐVQHNS) là mã bắt buộc dùng để phân biệt tài khoản của từng đơn vị, tổ chức khác nhau.
2. Tùy theo yêu cầu quản lý và nội dung sử dụng kinh phí, các loại tài khoản của các đơn vị, tổ chức mở tại KBNN được phân loại cụ thể như sau:
a) Tài khoản dự toán
Tài khoản dự toán được mở cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí của ngân sách nhà nước (NSNN), các tổ chức ngân sách theo hình thức cấp bằng dự toán gồm: tài khoản dự toán chi thường xuyên, dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi kinh phí ủy quyền, dự toán chi chuyển giao, dự toán chi bằng lệnh chi tiền,...
b) Tài khoản tiền gửi
Tài khoản tiền gửi được mở cho các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, bao gồm mã tài khoản kế toán thuộc Nhóm 37 - Phải trả tiền gửi của các đơn vị, cụ thể như sau:
- Tài khoản tiền gửi của đơn vị hành chính, sự nghiệp: Tiền gửi dự toán, Tiền gửi thu phí, Tiền gửi thu sự nghiệp khác, Tiền gửi khác.
- Tài khoản tiền gửi của xã: Tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý, Tiền gửi các quỹ tài chính ngoài ngân sách của xã, Tiền gửi khác.
- Tài khoản tiền gửi của ban quản lý dự án.
- Tài khoản tiền gửi có mục đích.
- Tài khoản tiền gửi của các tổ chức.
- Tài khoản tiền gửi của các quỹ.
- Tài khoản tiền gửi đặc biệt của các đơn vị.
- Tiền gửi của đơn vị khác.
c) Tài khoản có tính chất tiền gửi
Tài khoản có tính chất tiền gửi mở cho các đơn vị, tổ chức bao gồm mã tài khoản kế toán cụ thể như sau:
- Tài khoản tiền gửi thuộc “Nhóm 35 - Phải trả về thu ngân sách” được mở cho các cơ quan thu (Tài chính, Thuế, Hải quan, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Tài chính, Thanh tra Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền khác) để phản ánh các khoản thu phí trước khi trích nộp ngân sách nhà nước, các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất, các khoản phải trả theo kiến nghị, các khoản thu chờ xử lý, phải trả về thu ngân sách năm sau và các khoản tạm thu khác.
- Tài khoản tạm giữ chờ xử lý mở cho các cơ quan thu để phản ánh tài sản tạm giữ chờ xử lý theo quy định của pháp luật và được mở chi tiết theo cơ quan Tài chính, cơ quan Hải quan và các cơ quan khác.
- Tài khoản phải trả khác được mở để phản ánh các khoản phải trả khác ngoài nội dung các tài khoản đã mở theo nội dung nêu trên.
d) Tài khoản thu, chi của cơ quan quản lý thu
Tài khoản thu, chi của cơ quan quản lý thu mở cho các cơ quan thu để theo dõi các khoản thu, chi NSNN do cơ quan thu quản lý.
Ban biên tập phản hồi thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?