Chặt phá rừng phòng hộ phạt nhiêu tiền?
Theo Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định những trường hợp nghiêm cấm trong lĩnh vực lầm nghiệp, cụ thể như sau:
1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nếu gia đình bạn chặt rừng phòng theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nên hành vi chặt phá cây rừng là trái phát luật và bị xử phạt theo Nghị định 35/2019/NĐ-CP .
Căn cứ Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định việc xử phạt hành vi phá rừng trái phép trong rừng phòng hộ, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 900 m2.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.200 m2.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2.
- Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 1.800 m2.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 1.800 m2 đến dưới 2.100 m2.
- Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 2.100 m2 đến dưới 2.400 m2.
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 2.400 m2 đến dưới 2.700 m2.
- Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 2.700 m2 đến dưới 3.000 m2.
Như vậy, hành vi chặt, đốt, phá cây rừng trong rừng phòng hộ sẽ được xử phạt căn cứ vào diện tích của rừng phòng hộ cứ không căn cứ vào khổi gỗ đã chặt.
Trên đây là mức phạt đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng trong rừng phòng hộ.
Ngoài ra, tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?