Hướng dẫn xác định các khu vực để được cộng điểm đại học

Em học lớp 12 sắp tới sẽ thi đại học, em được biết các khu vực khó khăn sẽ được cộng thêm điểm. Vậy cho em hỏi các khu vực được xác định thế nào? Được cộng điểm thế nào?

Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT quy định chính sách ưu tiên theo khu vực như sau:

Các khu vực tuyển sinh được phân chia như sau:

- Khu vực 1 (KV1) gồm:

Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm:

Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;

- Khu vực 2 (KV2) gồm:

Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1);

- Khu vực 3 (KV3) gồm:

Các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.

Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học THPT (hoặc trong thời gian học trung cấp) có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm tuyển sinh.

Khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT quy định:

Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10.

Như vậy, việc xác định khu vực để cộng điểm đại học sẽ căn cứ vào mức độ khó khăn cũng như các đơn vị hành chính, cụ thể bạn xem tại hướng dẫn trên. Điểm ưu tiên theo khu vực thấp nhất là 0.25 và cao nhất 0.75.

Trên đây là nội dung hỗ trợ.

Trân trọng!

Hoạt động giáo dục đại học
Hỏi đáp mới nhất về Hoạt động giáo dục đại học
Hỏi đáp pháp luật
Bằng ngoại ngữ đại học tại chức có tương đương bằng B1 CERF không?
Hỏi đáp pháp luật
Giá trị pháp lý của bản sao bằng đại học từ sổ gốc
Hỏi đáp pháp luật
Cấp bản sao văn bằng tốt nghiệp Đại học từ sổ gốc được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Năm 2020, các trường đại học có còn được tự chủ trong việc in phôi chứng chỉ?
Hỏi đáp pháp luật
Làm công tác quản lý thiết bị trong trường học theo luật mới có yêu cầu trình độ đại học không?
Hỏi đáp pháp luật
Khiếu nại hành vi không trả lại bằng tốt nghiệp đại học đã nộp khi xin việc có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Liên thông đại học có phải chờ đến 36 tháng không?
Hỏi đáp pháp luật
Học đại học tại chức có làm được bí thư đoàn xã không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình xử lý hồ sơ liên kết các trường đại học thành đại học
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ liên kết các trường đại học thành đại học được quy đinh ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hoạt động giáo dục đại học
Thư Viện Pháp Luật
243 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hoạt động giáo dục đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào