Thời gian đi học đại học có được tính để hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm vùng khó khăn?
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
...
Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm.
Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
+ Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
+ Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Do đó, để được hưởng chế độ bạn phải đảm bảo công tác tại vùng khó khăn và đủ thời gian công tác theo quy định nêu trên (từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm). Theo quan điểm chúng tôi thì thời gian đi học sẽ không được tính vào thời gian thực tế làm việc.
Bạn công tác trong ngành Y tế từ tháng 12/2004 đến tháng 4/2020, trong đó có 4 năm đi học đại học thì bạn có thể trừ đi thời gian này, nếu công tác liên tục tại vùng khó khăn theo quy định thì bạn có thể đủ điều kiện để hưởng chế độ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?