Việc lập biên bản kê biên tài sản của pháp nhân thương mại được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 44/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/6/2020) quy định về biên bản kê biên tài sản như sau:
- Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên; mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
- Đại diện cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
- Biên bản kê biên được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản giao cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?