Các trường hợp thực hiện tập trung kinh tế
Theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/05/2020) thì nội dung này được quy định như sau:
Tập trung kinh tế được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế ít hơn 20% trên thị trường liên quan;
b) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan và tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan thấp hơn 1.800;
c) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan, tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và biên độ tăng tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100;
d) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có quan hệ với nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau có thị phần thấp hơn 20% trên từng thị trường liên quan.
Trên đây là nội dung quy định về các trường hợp tập trung kinh tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi minh họa lớp 10 môn Văn chuyên Trường Phổ thông Năng khiếu (có đáp án)?
- Hoàn tất xác thực KYC là gì? Cách xác minh KYC Pi Network 2025 chi tiết?
- Quy định về trọng điểm phòng không nhân dân từ 01/07/2025?
- 27 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Chửi thề gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội vào ngày 27 tháng 2 2025 âm lịch bị xử phạt bao nhiêu?
- Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ năm nào đến năm nào?