Việc quản lý đối với thép làm cốt bê tông được quy định thế nào?
Căn cứ Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2019/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BKHCN thì việc quản lý đối với thép làm cốt bê tông được quy định như sau:
- Thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2, được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và có nhãn phù hợp với các quy định tại mục 4 của Quy chuẩn kỹ thuật này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Việc công bố hợp quy thép làm cốt bê tông phù hợp với quy định tại mục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012, căn cứ trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
- Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định theo quy định của pháp luật.
- Thép làm cốt bê tông nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng phù hợp với các quy định tại mục 2, được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và có nhãn phù hợp với các quy định tại mục 4 của Quy chuẩn kỹ thuật này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Việc kiểm tra chất lượng thép làm cốt bê tông được nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2b Điều 7 bổ sung Nghị định số 132/2008/NĐ-CP (được quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa) và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
- Việc thử nghiệm phục vụ hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với thép làm cốt bê tông nhập khẩu được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định theo quy định của pháp luật.
- Việc miễn kiểm tra chất lượng thép làm cốt bê tông nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
- Các phương thức đánh giá sự phù hợp làm cơ sở cho việc công bố hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng thép làm cốt bê tông được quy định tại Điều 5 và Phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ Đối với thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp là chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) tại cơ sở sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất không thể áp dụng các yêu cầu đảm bảo chất lượng theo Phương thức 5 thì phải chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 (Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa) cho từng lô sản phẩm.
+ Đối với thép làm cốt bê tông nhập khẩu, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp là chứng nhận hợp quy, giám định phù hợp quy chuẩn theo Phương thức 7 (Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa) đối với từng lô hàng hóa. Trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu chứng nhận tại cơ sở sản xuất của nước xuất khẩu thì áp dụng chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) được quy định tại mục 5.3.1.
+ Khi hàng hóa được chứng nhận hợp quy, giám định phù hợp quy chuẩn theo Phương thức 7, mẫu được lấy ngẫu nhiên đại diện cho lô hàng hóa theo tiêu chuẩn TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), bậc kiểm tra S2, phương án lấy mẫu một lần trong kiểm tra thường, giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) = 1,5 để kiểm tra ngoại quan, tính đồng nhất của lô hàng hóa. số mẫu để thử nghiệm được lấy tối đa không quá 03 (ba) mẫu.
+ Đối với chỉ tiêu độ phục hồi ứng suất đẳng nhiệt và độ bền mỏi phải tiến hành thử nghiệm lần đầu và cho phép sử dụng kết quả thử nghiệm của sản phẩm thép làm cốt bê tông có cùng mác, cùng đường kính danh nghĩa, cùng nhà sản xuất, cùng đơn vị nhập khẩu (đối với hàng hóa nhập khẩu) để thực hiện chứng nhận hoặc công bố trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ban hành kết quả thử nghiệm.
+ Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Chứng thư giám định chất lượng đối với Phương thức 7 chỉ có giá trị đối với từng lô hàng hóa hoặc lô sản phẩm được lấy mẫu đánh giá hợp quy; đối với Phương thức 5, Giấy chứng nhận có hiệu lực không quá 3 năm.
- Nguyên tắc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp, sử dụng kết quả thử nghiệm.
+ Tổ chức đánh giá sự phù hợp (tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định) có thể xem xét sử dụng kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước xuất khẩu để phục vụ chứng nhận, giám định nếu tổ chức thử nghiệm đó có đủ năng lực và đáp ứng các quy định tại tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025.
+ Trước khi sử dụng kết quả thử nghiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định phải gửi thông báo về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để theo dõi và quản lý. Khi cần thiết Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tổ chức kiểm tra (hậu kiểm) việc sử dụng kết quả thử nghiệm của các tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định.
+ Khi sử dụng kết quả thử nghiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm về kết quả chứng nhận, giám định của mình.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?