Xử lý trường hợp vay tiền không có khả năng trả nợ

Anh Khải từ địa chỉ mail huynhkhai***@gmail.com có câu hỏi như sau: Tôi có vay tiền nhưng nay không có khả năng trả vậy tôi có bị sao không xin cho ý kiến ạ.

Thứ nhất, bạn có thể bị khởi kiện ra Tòa án yêu cầu thanh toán số tiền đã vay cũng như lãi suất (nếu có).

- Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

"Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
..."

=> Theo quy định này, bạn có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền đã vay khi đến hạn.

Nếu bạn không trả được số tiền đã vay thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bạn thanh toán số tiền đã vay.

Khi Bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bạn có trách nhiệm phải thi hành bản án đó, nếu bạn không tự nguyện thi hành án thì bên cho vay hoàn toàn có thể yêu cầu đến cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định kê biên các tài sản của bạn, các tài sản mà bạn có phần sở hữu và tiến hành xử lý tài sản đó trả nợ cho những người cho vay.

Thứ hai, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

- Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, tại Điều 174 có quy định như sau:

“ Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
…”
=> Như vậy, nếu việc vay tiền của bạn là cố tình sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng rơi vào các trường hợp đã nêu của điều luật thì bạn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về câu hỏi của bạn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
241 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào