Làm rõ hồ sơ dự thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 20/04/2020), việc làm rõ hồ sơ dự thầu được quy định cụ thể như sau:
- Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Việc làm rõ đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp.
- Trường hợp sau khi đóng thầu, đối với dự án không áp dụng sơ tuyển, nếu nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm thì nhà đầu tư được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
- Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà đầu tư tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có những nhiệm vụ gì?
- Trình tự lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước như thế nào?
- Giám định viên giám định y khoa có những quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
- Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu bay được quy định như thế nào?
- Dự án nào phải lấy ý kiến khi xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước?