Quy định về việc tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo trong BHXH
Căn cứ theo Điều 25 Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 quy định việc tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo như sau:
- Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 30 Luật Tố cáo mà tố cáo chưa được Thủ trưởng cơ quan cấp dưới giải quyết theo thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên xử lý như sau:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, có văn bản yêu cầu Thủ trưởng cơ quan cấp dưới báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo; trừ trường hợp quy định tại Điều 26;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Thủ trưởng cơ quan cấp dưới phải gửi báo cáo theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; tiếp tục giải quyết tố cáo theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết;
+ Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tố cáo biết về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với Thủ trưởng cơ quan cấp dưới không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định.
- Đối với tố cáo đã được Thủ trưởng cơ quan cấp dưới giải quyết theo thẩm quyền nhưng vẫn tố cáo tiếp, thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó và xử lý như sau:
+ Trường hợp tố cáo đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng có tình tiết mới chưa được phát hiện trong quá trình giải quyết tố cáo có thể làm thay đổi kết quả giải quyết tố cáo thì yêu cầu Thủ trưởng cơ quan cấp dưới phải tiếp tục giải quyết tố cáo đó theo thẩm quyền;
+ Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại (Mẫu số 35/KNTC);
+ Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
+ Giải quyết lại vụ việc tố cáo theo trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo quy định tại Điều 24 khi có một trong các căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;
+ Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;
+ Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo.
=> Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?