Việc đề xuất xử lý đơn tố cáo trong BHXH được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 23 Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 quy định đề xuất xử lý đơn tố cáo như sau:
- Sau khi nhận đơn tố cáo do Bộ phận Văn thư cơ quan chuyển đến, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải phân công ngay người xử lý đơn trong ngày làm việc. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, người được giao nhiệm vụ xử lý đơn phải nghiên cứu nội dung đơn, phân tích, thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan, lập phiếu đề xuất xử lý đơn (Mẫu số 06/PĐX) và dự thảo văn bản theo hướng xử lý đã đề xuất (Công văn chuyển đơn; đề xuất việc xác minh danh tính người tố cáo, thông báo về việc không thụ lý giải quyết tố cáo...) trình Thủ trưởng đơn vị. Thủ trưởng đơn vị xem xét, duyệt ký đề xuất trong thời hạn 01 ngày làm việc và báo cáo Thủ trưởng cơ quan xem xét, phê duyệt.
+ Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn phải chuyển đơn hoặc bản ghi nội dung tố cáo và các tài liệu, chứng cứ có liên quan (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết (Mẫu số 28/KNTC); đồng thời thông báo cho người tố cáo biết;
+ Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan BHXH thì không xử lý;
+ Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Khoản 3 Điều 6 thì không xử lý theo quy định của Luật Tố cáo;
+ Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại Điểm c Khoản này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để kiểm tra, xác minh thì tiếp nhận để đề xuất tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý;
+ Đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải thông báo cho người tố cáo biết (Mẫu số 10/XLĐ);
+ Đơn tố cáo có dấu hiệu tội phạm
Trong quá trình tiếp nhận, xử lý tố cáo nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì đề xuất Thủ trưởng cơ quan chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật (Mẫu số 28/KNTC);
+ Trường hợp đơn tố cáo vừa có nội dung thuộc thẩm quyền của cơ quan BHXH vừa có nội dung thuộc thẩm quyền của cơ quan khác thì giữ lại đơn để xem xét giải quyết những nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH; những nội dung không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người tố cáo tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết (Mẫu số 09/XLĐ);
+ Đối với tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan BHXH cấp dưới chưa có kết luận nội dung tố cáo mà trong thời hạn giải quyết thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp chuyển đơn yêu cầu Thủ trưởng cơ quan cấp dưới giải quyết (Mẫu số 12/XLĐ), đồng thời thông báo cho người tố cáo. Trường hợp quá thời hạn mà tố cáo chưa được Thủ trưởng cơ quan cấp dưới giải quyết thì thực hiện theo Khoản 1 Điều 25;
+ Tố cáo đã có kết luận nội dung tố cáo của Thủ trưởng cơ quan cấp dưới nhưng công dân vẫn tố cáo tiếp thì trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định theo Khoản 2 Điều 25;
+ Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền nhưng không đủ điều kiện thụ lý theo Khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo (Mẫu số 10/XLĐ);
+ Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền và phải xác minh họ, tên, địa chỉ người tố cáo thì trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt đề xuất, người được giao nhiệm vụ xử lý đơn phải trực tiếp đi kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo. Trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm, địa điểm xác minh ở xa, đi lại khó khăn hoặc phải phối hợp với cơ quan, đơn vị khác để xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp xác minh tại địa phương khác mà vì lý do khách quan không thể xác minh trực tiếp thì có văn bản yêu cầu, đề nghị tới cơ quan BHXH nơi có địa chỉ người tố cáo để thực hiện xác minh; thời hạn thực hiện không được kéo dài hơn thời hạn quy định tại Điểm này.
Chúng tôi phản hồi thọng tin đến bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?