Cần xử lý thế nào sau khi xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân của cơ quan BHXH?
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 12 Quyết định 378/QĐ-BHXH 2020 quy định xử lý đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
Sau khi xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân; căn cứ hồ sơ, tài liệu (nếu có) và quy định của pháp luật, nếu nội dung vụ việc đơn giản hoặc đã rõ ràng thì giải thích, hướng dẫn, trả lời cụ thể để công dân hiểu và thực hiện. Trường hợp cần thiết thì báo cáo Thủ trưởng đơn vị để mời các cá nhân, đơn vị chuyên môn có liên quan phối hợp giải thích, trả lời công dân. Nếu công dân chưa đồng ý với nội dung giải thích, trả lời của người tiếp công dân và vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì xử lý như sau:
- Trường hợp thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì tiếp nhận đơn; yêu cầu công dân cung cấp các thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các thông tin, tài liệu, bằng chứng khác có liên quan (nếu có); kiểm tra tính hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng; đồng thời lập Giấy biên nhận (Mẫu số 01/GBN);
- Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền nhưng không đủ điều kiện thụ lý theo quy định của pháp luật thì giải thích, hướng dẫn để công dân biết và bổ sung những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Trường hợp thuộc thẩm quyền nhưng công dân chưa có đơn thì hướng dẫn công dân viết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định. Nếu người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là người không có khả năng viết đơn thì ghi chép nội dung công dân trình bày, đọc cho công dân nghe và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ (nếu cần thiết thì ghi âm kèm theo); trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì đề nghị công dân trình bày thêm hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ;
- Trường hợp thuộc thẩm quyền nhưng đơn có nhiều người cùng ký tên thì yêu cầu những người có mặt lập văn bản cử người đại diện;
- Trường hợp đơn có một phần nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH thì hướng dẫn công dân viết lại đơn đối với những nội dung thuộc thẩm quyền để xem xét, giải quyết; những nội dung không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền;
- Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền nhưng vừa có nội dung khiếu nại vừa có nội dung tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh thì hướng dẫn công dân viết thành đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh riêng theo quy định và lập Giấy biên nhận (Mẫu số 01/GBN);
- Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan BHXH cấp dưới nhưng quá thời hạn mà chưa giải quyết thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan yêu cầu cơ quan BHXH cấp dưới giải quyết, trừ trường hợp quy định tại Điều 26;
- Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Trường hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan BHXH, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản hoặc được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhiều lần nhưng công dân vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh kéo dài thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan ban hành Thông báo từ chối tiếp công dân (Mẫu số 02/TCD);
- Trường hợp tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích, công dân chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại; không tiếp nhận để giải quyết tố cáo; nếu công dân không chấp hành thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan ban hành Thông báo từ chối tiếp công dân (Mẫu số 02/TCD);
- Trường hợp công dân đề nghị cung cấp thông tin, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì phải kiểm tra, trả lời tiến độ hoặc kết quả xử lý cho công dân ngay trong buổi tiếp công dân;
- Trường hợp không đúng lịch tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan nhưng công dân vẫn đề nghị được gặp để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn để công dân hiểu và đăng ký vào buổi tiếp công dân định kỳ của Thủ trưởng cơ quan. Nếu xét thấy vụ việc có tính chất phức tạp, gay gắt, nếu không xử lý ngay có thể dẫn đến những hậu quả xấu, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Ngành, của cơ quan, đơn vị thì báo cáo Thủ trưởng đơn vị trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, bố trí tiếp công dân đột xuất theo Khoản 5 Điều 8. Nếu Thủ trưởng cơ quan không thể tiếp công dân ngay nhưng thống nhất được thời gian tiếp thì lập phiếu hẹn (Mẫu số 03/TCD) hoặc thông báo ngày, giờ, địa điểm tiếp cho công dân;
- Trường hợp công dân gây rối làm mất trật tự, có thái độ gay gắt, lời lẽ đe dọa, xúc phạm hoặc đưa ra những yêu cầu không có căn cứ, gây sức ép với cơ quan BHXH thì yêu cầu công dân chấm dứt những hành vi nói trên; nếu công dân vẫn cố tình vi phạm thì từ chối tiếp và phối hợp với Bộ phận bảo vệ cơ quan để đưa công dân ra khỏi trụ sở cơ quan, đồng thời báo cáo Thủ trưởng đơn vị để có phương án chỉ đạo, hỗ trợ khi cần thiết;
- Trường hợp công dân có những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho cơ quan BHXH, người tiếp công dân hoặc bản thân công dân thì người tiếp công dân sử dụng các phương tiện kỹ thuật để ghi âm, ghi hình các hành vi nói trên và kịp thời báo cáo Thủ trưởng đơn vị hoặc Thủ trưởng cơ quan để xin ý kiến chỉ đạo, nếu xét thấy cần thiết thì đề nghị cơ quan Công an phụ trách địa bàn có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
=> Trên đây là nội dung bạn yêu cầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?