Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát PCCC có trách nhiệm gì khi thực hiện dân chủ trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ
Theo Điều 5 Thông tư 18/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 06/4/2020) quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an được giao thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn:
+ Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm bố trí cán bộ, chiến sĩ vào các vị trí công tác bảo đảm đủ số lượng cần thiết, phù hợp với năng lực, yêu cầu công việc; có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
+ Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết để phục vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thuận lợi nhất;
+ Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải chịu trách nhiệm về sai phạm trong công tác của cán bộ, chiến sĩ do mình quản lý hoặc để đơn vị xảy ra tình trạng giải quyết các thủ tục liên quan đến lĩnh vực phòng cháy; chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không đúng quy định. Khi phát hiện cán bộ, chiến sĩ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ, người đứng đầu đơn vị có quyền xử lý hoặc đề xuất xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
- Những nội dung người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ công khai đối với cán bộ, chiến sĩ:
+ Chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng của đơn vị;
+ Nội quy, quy chế làm việc của đơn vụ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo đơn vị, các tổ, đội và cán bộ, chiến sĩ; quy trình công tác; quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
+ Kết quả giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị;
+ Các nguồn thu, chi tài chính của đơn vị theo quy định;
+ Những quy định quản lý và sử dụng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
+ Kết quả tiếp thu ý kiến của cán bộ, chiến sĩ về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
+ Những nội dung khác mà người đứng đầu đơn vị thấy cần thiết, nhưng không trái với quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.
- Hình thức công khai đến cán bộ, chiến sĩ:
+ Niêm yết công khai nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này tại bảng thông báo của đơn vị (trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước và theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an);
+ Thông báo tại các cuộc họp của đơn vị;
+ Gửi văn bản tới đơn vị cấp dưới đế thông báo đến cán bộ, chiến sĩ thuộc phạm vi quản lý;
+ Qua mạng máy tính nội bộ của đơn vị (nếu có).
Ban biên tập thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 1 phân vàng bằng bao nhiêu gam? Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do ai cấp?
- Bài phát biểu cảm tưởng kết nạp hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ấn tượng 2024?
- Mẫu thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 dành cho doanh nghiệp mới nhất?
- Các phường thuộc diện sắp xếp sáp nhập của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?