Việc chuẩn bị lực lượng và phương tiện hủy nổ đầu đạn được quy định như thế nào?
Theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định chuẩn bị lực lượng và phương tiện hủy nổ đầu đạn như sau:
- Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn là những người được đào tạo theo đúng chuyên ngành, gồm: Người chỉ huy; nhân viên hủy nổ; nhân viên an toàn; nhân viên kỹ thuật; nhân viên y tế; lực lượng cảnh giới; lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy và theo quy định tại 2.2.4.3 về lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn như sau:
- Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn: Phải được giao nhiệm vụ bằng văn bản; chỉ thực hiện nhiệm vụ được phân công theo phương án và kế hoạch đã được phê duyệt; chấp hành nghiêm kỷ luật; thực hiện nghiêm, nhanh chóng và chính xác mệnh lệnh và hướng dẫn của người chỉ huy;
- Người chỉ huy: Là người có quyền hạn cao nhất trong khu vực hủy; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ trung cấp trở lên; phải được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ;
- Nhân viên hủy nổ: Là những người trực tiếp thực hiện hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ sơ cấp trở lên; phải được phổ biến kế hoạch, huấn luyện các quy trình, quy định, quy tắc an toàn; có sức khỏe, yếu lĩnh thực hành tốt, qua kiểm tra đạt yêu cầu;
- Nhân viên an toàn: Là người giám sát về mặt an toàn; được người chỉ huy giao nhiệm vụ phụ trách về công tác an toàn trong quá trình hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ sơ cấp trở lên; phải được huấn luyện và nắm chắc các quy định an toàn khi hủy nổ đầu đạn;
- Nhân viên kỹ thuật: Là người giám sát về mặt kỹ thuật hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ trung cấp trở lên; nắm chắc chuyên môn đạn dược, quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn trong hủy nổ đầu đạn; sử dụng thành thạo các phương tiện phục vụ hủy nổ đầu đạn; được chỉ huy giao nhiệm vụ phụ trách về mặt kỹ thuật khi tiến hành hủy nổ đầu đạn;
- Nhân viên y tế: Là những người bảo đảm sức khỏe cho lực lượng hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về ngành y tế từ sơ cấp trở lên; nắm chắc chuyên môn ngành y tế; sử dụng thành thạo các phương tiện, dụng cụ sơ cứu, cấp cứu khi có sự cố xảy ra;
- Lực lượng cảnh giới: Là những người làm nhiệm vụ cảnh giới không cho người, phương tiện và gia súc vào khu vực hủy trong quá trình hủy nổ đầu đạn;
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy: Là những người tham gia hủy nổ đầu đạn và được giao nhiệm vụ về công tác phòng cháy, chữa cháy trong quá trình hủy nổ đầu đạn; được huấn luyện về công tác phòng cháy, chữa cháy và qua kiểm tra phải đạt yêu cầu.
- Phương tiện, dụng cụ phục vụ hủy nổ đầu đạn gồm: Thiết bị hủy nổ; thiết bị điểm hỏa (trực tiếp hoặc điều khiển nổ từ xa); dây dẫn điện; ống nổ điện hoặc ống nổ thường; dây cháy chậm; nụ xùy và thuốc nổ mồi; bảo hộ lao động; phương tiện vận chuyển; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; phương tiện đo nhiệt độ; phương tiện hỗ trợ y tế. Các phương tiện theo quy định tại 2.2.4.4.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?