Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạn hành chính trong lĩnh vực lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Nghị định 28/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/4/2020) thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động , bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Khoản 5 Điều 31 của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
Trên đây là nội dung về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Để biết thêm thông tin về vấn đề trên bạn có thể tham khảo tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?