Quy phạm xung đột và quy phạm pháp luật có điểm gì khác nhau?

Chào chuyên viên, mình có thắc mắc với vấn đề như sau: Quy phạm xung đột và quy phạm pháp luật có những điểm gì khác nhau? Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên. Xin cảm ơn.

Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 thì quy phạm xung đột và quy phạm pháp luật có những điểm khác nhau như sau:

Tiêu chí

Quy phạm xung đột

Quy phạm pháp luật

Định nghĩa

Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể. Đây là quy phạm đặc trưng của tư pháp quốc tế

Quy phạm pháp luật là những quy tắc chung mang tính chuẩn mực và bắt buộc thi hành với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan và được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ cấu quy phạm

Bao gồm phạm vi và hệ thuộc:

Phần phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào: hôn nhân, thừa kế, hợp đồng…

Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi.

 

+ Giả định: Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.

+ Quy định: là một bộ phận trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện

Chế tài: là một bộ phận nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh

Phân loại quy phạm

- Về mặt kỹ thuật xây dựng quy phạm:

Quy phạm xung đột một bên: Đây là quy phạm chỉ quan hệ dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể.

Quy phạm xung đột hai bên đây là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn áp dụng luật của một nước nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng

- Căn cứ vào nguồn quy phạm xung đột được chia thành quy phạm xung đột thống nhất và quy phạm xung đột trong nước.

- Theo đối tượng và phương pháp điều chỉnh có thể phân thành: quy phạm pháp luật hình sự, quy phạm pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật hành chính,…

- Căn cứ vào nội dung, có thể phân thành quy phạm pháp luật nội dung, quy phạm pháp luật điều chỉnh, quy phạm pháp luật bảo vệ.

- Căn cứ vào cách thức trình bày, có thể phân thành quy phạm pháp luật bắt buộc, quy phạm pháp luật cấm đoán, quy phạm pháp luật cho phép.

Trên đây là nội dung về phân biệt quy phạm xung đột và quy phạm pháp luật. Để biết thêm thông tin về vấn đề trên bạn có thể tham khảo tại Bộ Luật dân sự 2015.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
765 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào