Chồng kiểm soát thu nhập trong gia đình, buộc các thành viên trong gia đình phụ thuộc tài chính bị xử lý thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy đinh hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- …
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Theo Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bạo lực kinh tế như sau:
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
+ Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
+ Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
=> Như vậy theo như thông tin mà bạn cung cấp thì việc người chồng giữ hết mọi nguồn thu nhập và quyết định hết mọi việc chi tiêu cũng nhưng không cho người vợ sử dụng tài sản đó để đóng học phi cho con đã vi phạm Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Đối với hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đống đến 500.000 đồng.
Ban biên tập thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kịch bản tổ chức 27/2 ngày Thầy thuốc Việt Nam mới nhất 2025?
- Các bước thực hiện hoàn thuế TNCN tự động theo Quyết định 108 từ 2025?
- 03 trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện từ 1/2/2025?
- Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời của Đảng viên năm 2025?
- CBCCVC có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu, hưởng chính sách thế nào?