Chính phủ có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động của Thừa phát lại?
Căn cứ Điều 66 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc quản lý nhà nước, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp và kiểm sát hoạt động của thừa phát lại như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại;
+ Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra về Thừa phát lại;
+ Bồi dưỡng, đào tạo nghề Thừa phát lại;
+ Ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
+ Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Thừa phát lại;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm là khi nào?
- Tiết lập đông 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? Tiết lập đông 2024 có ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương không?
- Năm Ất Tỵ bao nhiêu lâu có một lần? Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày bao nhiêu?
- Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày nào?
- Công thức xác định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, chi phí tiền lương từ 16/12/2024?