Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động bị xử lý ra sao?

Chào chuyên viên, mình muốn hỏi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động bị xử lý như thế nào? Trích dẫn căn cứ mới nhất. Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên. Xin cảm ơn.

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/04/2020 thì vi phạm quy định về cho thuê lại lao động được quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của doanh nghiệp;

b) Phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với người lao động thuê lại so với người lao động của doanh nghiệp.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau:

a) Thuê lại lao động làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

b) Ký hợp đồng thuê lại lao động với bên cho thuê lại lao động không có Giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động;

c) Thuê lại lao động khi bên thuê lại lao động đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc thuê lại lao động để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

d) Thuê lại lao động để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động;

b) Không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật;

c) Không niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê;

d) Không báo cáo kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

4. Phạt tiền đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

b) Chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác;

c) Sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực để thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;

b) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

c) Cho thuê lại lao động đối với người lao động vượt quá 12 tháng;

d) Cho thuê lại lao động khi doanh nghiệp cho thuê lại lao động đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc cho thuê lại lao động để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

đ) Sửa chữa nội dung Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều này;

c) Tịch thu Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Trên đây là nội dung về vi phạm quy định về cho thuê lại lao động. Để biết thêm thông tin về vấn đề trên bạn có thể tham khảo Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Trân trọng!

Cho thuê lại lao động
Hỏi đáp mới nhất về Cho thuê lại lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (Mẫu số 08/PLIII) 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (Mẫu số 04/PLIII) mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng nhận ký quỹ không được cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động rút tiền ký quỹ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động cho thuê lại lao động có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có được rút tiền ký quỹ khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện ký quỹ bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cho thuê lại lao động vượt quá 12 tháng thì bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cho thuê lại lao động
Thư Viện Pháp Luật
289 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cho thuê lại lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cho thuê lại lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào