Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả lĩnh vực bưu chính, viễn thông
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/04/2020) thì nội dung này được quy định như sau:
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng đối với giấy phép: Bưu chính, Giấy phép Viễn thông, Giấy phép thiết lập mạng viễn thông, Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, Giấy phép thiết lập mạng xã hội, Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
d) Trục xuất.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc nộp lại tổng số tiền tương đương tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của Bộ xác định thuê bao (SIM), trường hợp không thể xác định chính xác, số tiền phải nộp lại trên mỗi SIM được áp dụng theo công thức: 100.000 đồng nhân với số tháng vi phạm;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế;
c) Buộc thu hồi số thuê bao, đầu số, kho số viễn thông;
d) Buộc thu hồi tài nguyên Internet, tên miền, địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN);
đ) Buộc thu hồi mã số quản lý, số cung cấp dịch vụ;
e) Buộc hoàn trả địa chỉ IP, ASN, tên miền;
g) Buộc nộp lại phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép hoặc sử dụng sai nghiệp vụ, phương thức phát;
h) Buộc nộp lại chứng chỉ vô tuyến điện viên;
i) Buộc hoàn trả lại bưu gửi;
k) Buộc thanh toán đầy đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng tài nguyên Internet;
l) Buộc tái xuất vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu, tem bưu chính;
m) Buộc thu hồi kinh phí đã chi không đúng;
n) Buộc hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
o) Buộc nộp lại văn bản cho phép thực hiện hoạt động gia công, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng;
p) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật.
q) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép do vi phạm quy định của pháp luật.
r) Buộc nộp lại văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
Trên đây là nội dung hỗ trợ, để biết thêm thông tin bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?