Phân biệt bắt bị can, bị cáo để tạm giam và bắt người bị yêu cầu dẫn độ

Xin hỏi, đối với biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam và bắt người bị yêu cầu dẫn độ có những điểm khác biệt nào? Cần dựa vào những tiêu chí nào để xác định? Xin cảm ơn.

Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015, 2 biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam và bắt người bị yêu cầu dẫn độ có những điểm khác biệt và giống nhau thông qua các tiêu chí sau:

 

Tiêu chí

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Bắt người bị yêu cầu dẫn độ

Căn cứ pháp lý

Điều 113 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015

Điều 503 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015

Chủ thể

- Bị can là người bị khởi tố về hình sự

- Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

Bắt người bị yêu cầu dẫn độ để:

- Tạm giam hoặc;

- Thi hành quyết định dẫn độ.

Người có thẩm quyền

–  Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử..

Trình tự, thủ tục bắt

Khi bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp:

+ Người thi hành lệnh, quyết định phải: đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

+ Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải: có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến.

+ Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải: có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

+ Không được bắt người vào ban đêm.

Việc cần làm sau khi giữ người, bắt người

Sau khi giữ người trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

Lưu ý

Không được bắt người vào ban đêm (ban đêm được hiểu là từ 22 giờ đến 06 sáng hôm sau).

Thông báo

Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho:

– Gia đình người bị giữ, bị bắt,

– Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú

– Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho:

– Gia đình người bị giữ, bị bắt,

– Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú

– Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.

Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.

 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
959 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào