Quy định về phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

Chào ban biên tập. Tôi tên Nhật Minh. Hiện tôi đang nghiên cứu chuyên đề về hoạt động nghiệp vụ hải quan. Tôi có thắc mắc mong ban biên tập giải đáp giúp: Trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh và nhập cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan thì mức độ rủi ro được phân loại như thế nào? Tôi có thể tham khảo thông tin tại đâu là chính xác? Xin cảm ơn.

Tại Điều 16 Thông tư 81/2019/TT-BTC có quy định mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh và nhập cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, cụ thể như sau:

- Phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

Rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại theo một trong các mức sau:

1. Rủi ro cao.

2. Rủi ro trung bình.

3. Rủi ro thấp.

Bên cạnh đó, tại Điều 17 Thông tư 81/2019/TT-BTC còn quy định:

- Rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại dựa trên các yếu tố quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP như sau:

1. Mức độ tuân thủ, mức độ rủi ro người khai hải quan tại Điều 10 và 14 Thông tư này.

2. Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

3. Lịch sử vi phạm liên quan đến:

- Chủ hàng hóa, người gửi hàng, người nhận hàng, địa chỉ gửi hàng;

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;

- Chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

4. Tính chất, đặc điểm, xuất xứ, tuyến đường, phương thức vận chuyển của:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;

- Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

5. Người khai hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh là đối tượng quản lý theo Kế hoạch kiểm soát rủi ro, Chuyên đề kiểm soát rủi ro, Hồ sơ rủi ro.

6. Mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan trong từng thời kỳ.

7. Kết quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

8. Thông tin nghiệp vụ, cảnh báo rủi ro về đối tượng, phương thức, thủ đoạn buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong từng thời kỳ.

9. Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

10. Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

11. Lựa chọn ngẫu nhiên theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.

12. Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Ban biên tập phản hồi.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
298 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào