Quy định về phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Tại Điều 14 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan trong hoạt động nghiệp vụ hải quan như sau:
Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; chủ phương tiện, người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:
- Hạng 1: Doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
- Hạng 2: Người khai hải quan rủi ro rất thấp.
- Hạng 3: Người khai hải quan rủi ro thấp.
- Hạng 4: Người khai hải quan rủi ro trung bình.
- Hạng 5: Người khai hải quan rủi ro cao.
- Hạng 6: Người khai hải quan rủi ro rất cao.
- Hạng 7: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và không vi phạm.
- Hạng 8: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm trừ các hành vi quy định đối với Hạng 9 tại Điều này.
- Hạng 9: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm về các hành vi quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Bên cạnh đó, tại Điều 15 Thông tư 81/2019/TT-BTC có quy định về những tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan như sau:
Mức độ rủi ro người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng từ Hạng 2 đến Hạng 6 được phân loại dựa trên các yếu tố quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP như sau:
- Mức độ tuân thủ của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng quy định tại Điều 10 Thông tư này.
- Thời gian thành lập; trụ sở hoạt động; số lượng nhân viên; loại hình doanh nghiệp; thông tin về chủ doanh nghiệp; vốn; tham gia thị trường chứng khoán.
- Thời gian, tần suất hoạt động, tuyến đường; hàng hóa, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; kim ngạch hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tổng số thuế đã nộp; doanh thu, lợi nhuận; kết quả thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, điều tra, thanh tra của cơ quan hải quan, cơ quan thuế và các cơ quan khác liên quan.
- Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm và việc chấp hành pháp luật hải quan; chấp hành pháp luật thuế; chấp hành pháp luật bưu chính, vận tải, thương mại và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Lịch sử vi phạm liên quan đến chủ hàng hóa, người gửi hàng, người nhận hàng.
- Mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan trong từng thời kỳ.
- Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.
Ban biên tập phản hồi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?