Trong hoạt động nghiệp vụ hải quan việc quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan phải đảo bảo nội dung gì?
Tại Điều 9 Thông tư 81/2019/TT-BTC có quy định về người khai hải quan trong hoạt động nghiệp vụ hải quan phải tuân thủ pháp luật cụ thể như sau:
Nội dung quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan bao gồm:
- Xây dựng, quản lý hồ sơ người khai hải quan; xác lập, quản lý hồ sơ rủi ro đối với người khai hải quan có nguy cơ không tuân thủ pháp luật;
- Xây dựng tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;
- Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;
- Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan;
- Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với người khai hải quan theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;
- Tổ chức các chương trình quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp, trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ người khai hải quan tuân thủ pháp luật.
Cơ quan hải quan tổ chức áp dụng thống nhất cơ chế quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan. Việc đánh giá tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng thực hiện như đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
Ban biên tập phản hồi thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025?