Sản xuất thức ăn chăn nuôi được sử dụng những nguyên liệu truyền thống nào?
Những nguyên liệu thức ăn truyền thống được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục VI Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT, như sau:
Danh mục nguyên liệu thức ăn truyền thống*
TT |
Nguyên liệu |
1 |
Nguyên liệu có nguồn gốc động vật |
1.1 |
Nguyên liệu có nguồn gốc thủy sản: Cá, tôm, cua, động vật giáp xác, động vật nhuyễn thể, thủy sản khác; sản phẩm, phụ phẩm từ thủy sản |
1.2 |
Nguyên liệu có nguồn gốc động vật trên cạn: Bột xương, bột thịt, bột thịt xương, bột huyết, bột lông vũ thủy phân, bột gia cầm, trứng, côn trùng, động vật không xương sống, sữa và sản phẩm từ sữa;sản phẩm, phụ phẩm khác từ động vật trên cạn |
1.3 |
Nguyên liệu khác có nguồn gốc động vật |
2 |
Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật |
2.1 |
Các loại hạt và sản phẩm từ hạt |
2.1.1 |
Hạt cốc: Ngô, thóc, lúa mì, lúa mạch, kê,hạt cốc khác; sản phẩm, phụ phẩm từ hạt cốc |
2.1.2 |
Hạt đậu: Đậu tương, đậu xanh, đậu lupin, đậu triều,hạt đậu khác; sản phẩm, phụ phẩm từ hạt đậu |
2.1.3 |
Hạt có dầu: Hạt lạc, hạt bông, hạt lanh, hạt vừng, hạt điều,hạt có dầu khác;sản phẩm, phụ phẩm từ hạt có dầu |
2.1.4 |
Hạt khác |
2.2 |
Khô dầu: Khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu cọ, khô dầu hạt cải, khô dầu vừng, khô dầu hướng dương, khô dầu lanh, khô dầu dừa, khô dầu bông, khô dầu đậu lupin, khô dầu khác |
2.3 |
Rễ, thân, củ, quả: Rễ, thân, củ, quả (ví dụ khoai, sắn, cà rốt, củ cải, dong, chuối, mía, rau…); sản phẩm, phụ phẩm từ rễ, thân, củ, quả. |
2.4 |
Gluten: Gluten ngô, gluten mì, gluten thức ăn chăn nuôi, gluten khác |
2.5 |
Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến thực phẩm |
2.5.1 |
Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến mía đường và bánh kẹo: Rỉ mật, vụn bánh, sản phẩm, phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến đường và bánh kẹo |
2.5.2 |
Phụ phẩm từ sản xuất, chế biến cồn, rượu, bia: Bã rượu, bỗng rượu, bã bia, men bia, men rượu, sản phẩm khô của sản xuất cồn từ hạt cốc (DDGS) và phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến cồn, rượu, bia |
2.5.3 |
Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến thực phẩm khác: Bã dứa, bã đậu, bã sắn, bã mía; sản phẩm, phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến thực phẩm |
2.5.4 |
Tinh bột: Tinh bột gạo, tinh bột ngô, tinh bột sắn, tinh bột mì và tinh bột khác |
2.6 |
Thức ăn thô |
2.6.1 |
Cây, cỏ trên cạn: Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây họ hòa thảo, cây họ đậu,cây, cỏ trên cạn khác và sản phẩm từ cây cỏ trên cạn |
2.6.2 |
Cây thủy sinh: Rong, rêu, tảo, bèo,cây thủy sinh khác và sản phẩm từ cây thủy sinh |
2.6.3 |
Phụ phẩm cây trồng: Rơm, rạ, trấu, lõi ngô, bẹ ngô,lá, thân cây trồng,phụ phẩm khác từ cây trồng |
2.7 |
Nguyên liệu khác từ thực vật |
3 |
Dầu, mỡ có nguồn gốc thực vật, động vật trên cạn, thủy sản |
4 |
Đường: Glucose, lactose, mantose và đường khác |
5 |
Ure làm thức ăn cho gia súc nhai lại, muối ăn (NaCl),bột đá, đá hạt, đá mảnh |
6 |
Nguyên liệu thức ăn truyền thống khác |
* Ở dạng đơn tự nhiên hoặc đã qua chế biến, có bổ sung hoặc không bổ sung chất kỹ thuật.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?